(Món ăn ngon) Với nguyên liệu chính là bột nếp và gừng tươi cùng đôi tay khéo léo của người phụ nữ Chăm (Bình Thuận) đã tạo lên những chiếc bánh hình củ gừng mang đầy hương vị hấp dẫn.
Nguyên liệu để làm bánh củ gừng chính là bột nếp. Người ta sẽ trộn bột nếp cùng với trứng và gừng tươi giã nhỏ. Khi làm bánh củ gừng, người Chăm sẽ cho nước sôi vào trong bột để cho bánh dẻo và nặn dễ dàng hơn. Lòng trắng và lòng đỏ trứng gà sẽ được đánh cho nổi rồi bỏ bột nếp vào trộn thật dẻo. Cuối cùng cho bột vào cối nhỏ giã nhuyễn rồi lấy lên từng nắm và bắt đầu nặn. Bánh được nặn giống như hình củ gừng, bởi vậy, loại bánh này có tên là bánh củ gừng.
Bánh sau khi nặn xong bỏ vào chảo chiên cho thật vàng thì bánh mới cứng và giòn được. Tiếp đó, lấy bánh ra nhúng vào nước đường đã thắng giúp bánh bóng mịn và không bị cong. Cuối cùng gắp từng cái lên mâm phơi cho khô để tăng độ giòn cứng.
Muốn bánh củ gừng ngon thì phải chọn loại gạo nếp thơm, hạt to, trắng đục và không bị gãy. Gạo ngâm và vo kỹ rồi đi xay và đăng bột cho ráo, hoặc cũng có thể xay gạo thành bột khô. Ngoài ra, dầu ăn dùng để rán bánh phải được khử bằng nửa chén tỏi giã nát, bời vậy chiếc bánh sẽ có màu vàng và thơm.
Muốn cho bánh củ gừng để lâu mà vẫn giữ được độ giòn, người ta cho bánh chín nóng vừa mới lấy ra từ chảo dầu đang nóng nhúng vào nước đường được nấu với một ít gừng. Sau khi nhúng bánh được để chỗ có gió cho mau ráo.
Những chiếc bánh gừng được chế biến đơn giản nhưng lại có mùi vị thơm ngon, béo bổ, giòn ngọt từ bột nếp và trứng gà, trứng vịt. Tất cả những người phụ nữ người Chăm ở Ninh Thuận đều biết làm món bánh củ gừng này. Thông qua chiếc bánh còn thể hiện sự khéo tay của người phụ nữ Chăm.
Ngoài cái tên bánh củ gừng, người Chăm còn gọi bánh gừng là “bánh giận hờn” vì nó có ý nghĩa liên quan đến truyện tích “Đá hòn vọng phu” của người Chăm - một câu chuyện cảm động về sự chờ đợi của người vợ Nai Chrao Cho Phò. Nàng đã làm bánh gừng và mang lên tảng đá ngồi ăn và chờ chồng cho tới khi bị hóa đá.
Theo phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng. Đặc biệt nhất là trong các lễ cưới, lễ hội, tết Katê, bánh gừng bao giờ cũng đặt trên hết, cùng với bánh tét và bánh gang tay. Trong những ngày lễ trọng đại ấy, người ta ghim những chiếc bánh gừng vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ.
Nhữ Trang (tổng hợp)
Nguyên liệu để làm bánh củ gừng chính là bột nếp. Người ta sẽ trộn bột nếp cùng với trứng và gừng tươi giã nhỏ. Khi làm bánh củ gừng, người Chăm sẽ cho nước sôi vào trong bột để cho bánh dẻo và nặn dễ dàng hơn. Lòng trắng và lòng đỏ trứng gà sẽ được đánh cho nổi rồi bỏ bột nếp vào trộn thật dẻo. Cuối cùng cho bột vào cối nhỏ giã nhuyễn rồi lấy lên từng nắm và bắt đầu nặn. Bánh được nặn giống như hình củ gừng, bởi vậy, loại bánh này có tên là bánh củ gừng.
Bánh sau khi nặn xong bỏ vào chảo chiên cho thật vàng thì bánh mới cứng và giòn được. Tiếp đó, lấy bánh ra nhúng vào nước đường đã thắng giúp bánh bóng mịn và không bị cong. Cuối cùng gắp từng cái lên mâm phơi cho khô để tăng độ giòn cứng.
Bánh được nặn giống như hình củ gừng, vì vậy, loại bánh này có tên là bánh gừng
Muốn bánh củ gừng ngon thì phải chọn loại gạo nếp thơm, hạt to, trắng đục và không bị gãy. Gạo ngâm và vo kỹ rồi đi xay và đăng bột cho ráo, hoặc cũng có thể xay gạo thành bột khô. Ngoài ra, dầu ăn dùng để rán bánh phải được khử bằng nửa chén tỏi giã nát, bời vậy chiếc bánh sẽ có màu vàng và thơm.
Muốn cho bánh củ gừng để lâu mà vẫn giữ được độ giòn, người ta cho bánh chín nóng vừa mới lấy ra từ chảo dầu đang nóng nhúng vào nước đường được nấu với một ít gừng. Sau khi nhúng bánh được để chỗ có gió cho mau ráo.
Những chiếc bánh gừng được chế biến đơn giản nhưng lại có mùi vị thơm ngon, béo bổ, giòn ngọt từ bột nếp và trứng gà, trứng vịt. Tất cả những người phụ nữ người Chăm ở Ninh Thuận đều biết làm món bánh củ gừng này. Thông qua chiếc bánh còn thể hiện sự khéo tay của người phụ nữ Chăm.
Bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng của người Chăm
Ngoài cái tên bánh củ gừng, người Chăm còn gọi bánh gừng là “bánh giận hờn” vì nó có ý nghĩa liên quan đến truyện tích “Đá hòn vọng phu” của người Chăm - một câu chuyện cảm động về sự chờ đợi của người vợ Nai Chrao Cho Phò. Nàng đã làm bánh gừng và mang lên tảng đá ngồi ăn và chờ chồng cho tới khi bị hóa đá.
Theo phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong tất cả các lễ hội lớn và quan trọng. Đặc biệt nhất là trong các lễ cưới, lễ hội, tết Katê, bánh gừng bao giờ cũng đặt trên hết, cùng với bánh tét và bánh gang tay. Trong những ngày lễ trọng đại ấy, người ta ghim những chiếc bánh gừng vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ.
Nhữ Trang (tổng hợp)
Đăng nhận xét